Bệnh lậu là gì? nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng của bệnh lậu và cách điều trị bệnh lậu ở nam giới và nữ giới một số hình ảnh bệnh lậu của nam và nữ giới thường gặp
Bệnh lậu là gì
- Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Đây là căn bệnh nhiễm trùng khá phổ biến, gây ra các triệu chứng ở cơ quan sinh dục của người bệnh.
- Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, kể cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đối tượng dễ mắc bệnh nhất là nam giới và nữ giới trong độ tuổi quan hệ tình dục.
- Bệnh lậu tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng nếu để lâu mà không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn tới nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh lậu
Nguyên nhân gây bệnh lậu ở nam giới
- Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là con đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh lậu. Đặc biệt đối với những người nam giới có thói quen quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ với nhiều đối tượng, quan hệ với gái mại dâm thì nguy cơ lây nhiễm càng cao. Dù quan hệ qua bất cứ hình thức nào (qua cơ quan sinh dục, qua hậu môn, qua miệng,…) thì nguy cơ bị lây nhiễm là như nhau.
- Lây nhiễm qua tiếp xúc gián tiếp: Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh như: khăn tắm, quần áo, bàn chải đánh răng,… sẽ có khả năng bị dính các dịch mủ chứa vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, khả năng lây bệnh qua con đường này không cao như con đường quan hệ tình dục.
- Tiếp xúc với vết thương hở: Tiếp xúc với mầm bệnh từ người bệnh qua vết thương hở trên da, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua niêm mạc và da ở vị trí có tổn thương đó.
Nguyên nhân gây bệnh lậu ở nữ giới
Cũng giống như bệnh lậu ở nam giới, bệnh lậu ở nữ giới cũng có những con đường lây truyền chủ yếu là:
- Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ với nam giới mắc bệnh lậu mà không có biện pháp an toàn để bảo vệ.
- Lây nhiễm qua đường tiếp xúc gián tiếp: Đặc biệt đối với nữ giới có sức đề kháng kém thì khả năng bị lây nhiễm bệnh khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh càng cao.
- Lây qua các vết thương hở trên da: Song cầu khuẩn lậu lây truyền thông qua niêm mạc hay các vết thương hở để xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
- Lây truyền từ mẹ sang con: Bệnh lậu có thể lây truyền từ mẹ sang con gây lậu mắt ở trẻ sơ sinh. Phụ nữ mang thai khi mắc bệnh lậu có thể bị nhiễm trùng ối, lây nhiễm cho cả bào thai.
Dấu hiệu,triệu chứng nhận biết bệnh lậu
Bệnh lậu thường gây ra các biểu hiện, triệu chứng ở cơ quan sinh dục và niệu đạo của người bệnh. Khi mắc bệnh lậu, người bệnh thường hay bị nhầm lẫn với một số căn bệnh khác. Sau khi nhiễm vi khuẩn gây bệnh từ 3 – 7 ngày, người bệnh bắt đầu thấy xuất hiện những triệu chứng lâm sàng. triệu chứng của bệnh lậu ở nam giới thường dễ nhận biết hơn so với nữ giới vì ở nữ giới các triệu chứng diễn ra khá âm thầm.
Biểu hiện, triệu chứng bệnh lậu ở nam giới
- Đau dọc theo niệu đạo mỗi khi đi tiểu tiện, ngứa ngáy ở niệu đạo.
- Ngứa nhiều ở quy đầu, tấy đỏ xung quanh dương vật.
- Có chất nhày như nhựa chuối chảy ra ở niệu đạo vào sáng sớm khi mới ngủ dậy và khi đi tiểu.
- Đau rát khi giao hợp và khi dương vật cương lên.
- Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, hoảng hốt, có thể kèm theo sốt và nổi hạch ở bẹn.
- Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến lậu mãn tính với những biến chứng thường gặp như: viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn,… dẫn tới vô sinh.
Biểu hiện, triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới
- Bệnh lậu ở nữ giới không có nhiều triệu chứng rõ ràng như ở nam giới. Đây cũng là lý do khiến nhiều chị em chủ quan không đi khám và điều trị bệnh kịp thời.
- Một số triệu chứng chị em nếu lưu ý quan sát có thể thấy: Đi tiểu dắt, tiểu buốt, hay có cảm giác nóng buốt, nước tiểu có thể kèm theo máu,…
- Ngoài ra, chị em có thể gặp những biểu hiện như: Có khí hư chảy ra như mủ vàng, đau rát khi quan hệ tình dục,
Tác hại của bệnh lậu đối với nam và nữ giới
Tác hại của bệnh lậu với nam giới
- Khi mới mắc bệnh, song cầu khuẩn lậu gây viêm niệu đạo trước (phần trước của niệu đạo). Nếu không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm sẽ ăn sâu vào niệu đạo sau và gây viêm toàn bộ niệu đạo. Khi đó, bệnh nhân sẽ bị sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi, đôi khi có hạch bẹn sưng đau.
- Bệnh nhân đau ở dương vật khi đi tiểu hoặc khi giao hợp. Đau ở vùng tầng sinh môn, đây cũng chính là biểu hiện của viêm tuyến tiền liệt.
- Viêm ống dẫn tinh và viêm mào tinh hoàn: Đau ở một bên tinh hoàn, sau đó lan dọc theo thừng tinh, đôi khi kèm theo sốt. Trường hợp bị viêm cả hai mào tinh hoàn có thể dẫn tới vô sinh ở nam giới.
- Viêm túi tinh và ống phóng tinh: Nam giới cảm thấy mót tiểu cấp thiết, có khi tiểu lẫn máu, đau khi cương dương phóng tinh.
- Chít hẹp niệu đạo: Niệu đạo bị viêm kéo dài, có khi viêm cả dưới niêm mạc niệu đạo, tạo thành nhiều túi mủ nhỏ hoặc một túi mủ lớn bao quanh niệu đạo.
Tác hại bệnh lậu ở nữ giới
- Bệnh lậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ quan sinh sản, do đường niệu đạo của nữ giới ngắn nên thường dễ nhiễm bệnh hơn. Từ đó dẫn tới những biến chứng nguy hiểm: viêm vùng chậu, viêm khớp xương,… Vi khuẩn có thể tấn công vào sâu bên trong gây ra viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng,… là nguyên nhân dẫn tới vô sinh hiếm muộn.
- Đối với phụ nữ mang thai bị nhiễm lậu sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Màng ối bị nhiễm lậu cầu sẽ có nguy cơ vỡ ối sớm, gây sinh non. Khi sinh con trực tiếp qua đường sinh dục con có thể bị nhiễm bệnh. Trẻ sinh ra mắc vi khuẩn lậu có nguy cơ bị mù lòa bẩm sinh, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
- Rối loạn tâm thần: Người bệnh thường hoang mang, lo lắng, có thể bị stress do lo lắng và suy nghĩ quá nhiều.
- Viêm đường tiết niệu: Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, có những trường hợp bị viêm thận cấp tính, gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Viêm quanh hậu môn, viêm trực tràng, lậu mắt.
Click để biết chi phí chữa bệnh lậu tại Hà Nội
Cách điều trị bệnh lậu
Hiện nay, có nhiều phương pháp để điều trị bệnh lậu. Bệnh nhân khi mắc bệnh nên nhanh chóng tới cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị. Việc điều trị càng sớm thì càng giúp cho quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn, đồng thời hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Điều trị bệnh lậu bằng thuốc
Có nhiều loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh lậu hiệu quả. Bao gồm các loại thuốc dạng uống, thuốc tiêm. Bệnh nhân cần lưu ý điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dùng đủ liều mới có thể chữa khỏi dứt điểm bệnh. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
Điều trị bằng phương pháp DHA
Đây là phương pháp điều trị mới, hiện đại và hiệu quả hiện nay. Phương pháp này được các chuyên gia đánh giá cao và tin tưởng lựa chọn.
Phương pháp điều trị DHA giải quyết triệt để bệnh lậu với những đột phá:
- Có khả năng định tính, định lượng, định vị tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, đồng thời nâng cao hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Trị bệnh cục bộ tại ổ bệnh, đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị bệnh lên mức cao nhất.
- Phương pháp DHA phá hoại nguyên thể DNA của vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn chúng phục hồi từ đó ngăn ngừa khả năng tái phát của bệnh lậu.
Ưu điểm phương pháp DHA
- Không cần mổ, không đốt điện, không cần đặt ống nội soi.
- Bệnh nhân không mất thời gian nằm viện để điều trị.
- Đảm bảo an toàn, không có tác dụng phụ, điều trị tận gốc.
- Phương pháp điều trị thành công cho nhiều trường hợp.
Biện pháp phòng tránh bệnh lậu
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với một bạn tình.
- Không nên dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
- Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, nhất là bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Phụ nữ mắc lậu cần điều trị dứt điểm trước khi mang thai.
- Chế độ ăn uống điều độ, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên.
- Tuyên truyền sự nguy hiểm của bệnh lậu cho tất cả mọi người cùng biết để có ý thức hơn trong việc bảo vệ an toàn sức khỏe.
Một số hình ảnh thường gặp của bệnh lậu




Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lậu, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0961021115 hoặc 0961021116 để được các chuyên gia cung cấp thêm thông tin và giải đáp mọi thắc mắc.